Tham gia Na99 Top App

Liên hệ QC : [email protected]

Khung thành bóng đá là gì? Tiêu chuẩn và quy định khung thành theo FIFA?

Ngày đăng: 06/07/2024

Một trong yếu tố nhỏ nhưng hết sức quan trọng trong bóng đá là kích thước của khung thành thiết yếu quyết định không chỉ cách thi đấu mà còn ảnh hưởng đến kết quả của mỗi trận đấu. Vậy khung thành bóng đá là gì, rộng bao nhiêu mét? Cùng Chảo Lửa TV giải đáp những thắc mắc và khám phá những quy định chi tiết về kích thước khung thành.

1. Khung thành bóng đá là gì?

Khung thành bóng đá là một cấu trúc hình chữ nhật được đặt ở hai đầu sân bóng đá, bao gồm hai cột dọc và một xà ngang nối liền ở phía trên. Đây là khu vực mà đội bóng phải đưa bóng vào để ghi bàn thắng. Cấu trúc này còn được bao phủ bởi một tấm lưới để giữ bóng lại khi bóng vào khung thành phù hợp với luật thi đấu bóng đá phù hợp với số người thi đấu trên sân. Khung thành là một phần quan trọng trong bóng đá, xác định mục tiêu chính của mỗi đội trong suốt trận đấu.

Khung thành giúp cho việc xác định được khu vực mà các đội bóng cần phải đưa bóng vào để ghi bàn thắng. Với cấu trúc gồm hai cột dọc và một xà ngang, khung thành tạo ra một mục tiêu rõ ràng cho các cầu thủ khi tấn công và bảo vệ trong trận đấu. Lưới được gắn vào khung thành nhằm giữ bóng lại sau khi bóng đã vào lưới, giúp trọng tài và người xem dễ dàng nhận biết được bàn thắng. Bên cạnh đó, khung thành còn đóng vai trò chiến thuật, làm tâm điểm cho các pha tấn công và phòng ngự, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và kịch tính cho môn thể thao vua này. Nhờ có khung thành, mục tiêu của trận đấu trở nên rõ ràng và cụ thể, thúc đẩy tinh thần cạnh tranh và sự nỗ lực không ngừng của các cầu thủ trên sân.


Đội nào đưa bóng vào khung thành nhiều hơn mà không phạm luật thì đội đó giành chiến thắng 

2. Khung thành có từ bao giờ?

Trước khi có các bộ luật bóng đá ra đời, bóng đá được chơi ở nhiều dạng khác nhau trên khắp thế giới. Các trận đấu thường không có khung thành cố định và luật chơi rất đa dạng. Một trong những nỗ lực đầu tiên để chuẩn hóa bóng đá diễn ra tại Đại học Cambridge, Anh, nơi các sinh viên đưa ra một bộ quy tắc chơi bóng. Dù không có ghi chép chi tiết về khung thành, quy tắc này đã đặt nền móng cho việc tạo ra các quy tắc chính thức sau này.

Năm 1863, Hiệp hội Bóng đá Anh (Football Association - FA) được thành lập và đưa ra bộ quy tắc chính thức đầu tiên. Lúc này, khung thành chỉ bao gồm hai cột dọc cách nhau 7,32 mét (24 feet) mà không có xà ngang hay lưới. Vào năm 1875, xà ngang được thêm vào khung thành thay thế cho sợi dây thường được sử dụng để xác định chiều cao của khung thành. Điều này giúp tiêu chuẩn hóa chiều cao của khung thành ở mức 2,44 mét (8 feet).

Lưới khung thành được giới thiệu vào năm 1891 bởi John Brodie, một kỹ sư người Anh, để ngăn bóng tiếp tục di chuyển sau khi vào khung thành và giúp trọng tài dễ dàng xác định bàn thắng. Các quy tắc về kích thước và cấu trúc khung thành được liên tục điều chỉnh và chuẩn hóa bởi các tổ chức bóng đá quốc tế, như Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA), để đảm bảo tính thống nhất và công bằng trong các trận đấu trên toàn thế giới.


Khung thành ra đời là bước tiến quan trọng trong thế giới bóng đá

3. Kích thước chuẩn của khung thành bóng đá

3.1 Kích thước khung thành sân 11 người

Khung thành bóng đá sân 11 người có khoảng cách giữa hai cột dọc (chiều rộng khung thành) là 7,32 mét (24 feet), chiều cao từ mặt sân đến xà ngang là 2,44 mét (8 feet), về độ dày của cột dọc và xà ngang có kích thước tối đa 12 cm (5 inch).

Về lưới khung thành được gắn vào cột dọc, xà ngang và mặt sân phía sau khung thành, lưới phải được cố định chắc chắn để không gây cản trở cho thủ môn hoặc cầu thủ. Độ sâu của lưới có thể thay đổi tùy theo sân, nhưng thường là khoảng 1,5 mét đến 2 mét từ xà ngang và cột dọc về phía sau. Khung thành được đặt ở giữa mỗi đường biên ngang cách đều hai bên đường biên dọc.

Kích thước sân đấu 11 người được quy định bởi Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) và là tiêu chuẩn cho các trận đấu quốc tế và nhiều giải đấu trên toàn thế giới.


Khung thành chuẩn sân 11 người

3.2 Kích thước khung thành sân 7 người

Các trận đấu ở sân 7 thường xuất hiện ở các giải đấu phủi, có kích thước về chiều rộng (khoảng cách giữa hai cột dọc) là 5,00 mét (16 feet 5 inches), chiều cao (từ mặt sân đến xà ngang) 1,80 mét (5 feet 11 inches).

Độ dày của cột dọc và xà ngang thường không có quy định cụ thể, nhưng thường là các cột dọc và xà ngang có độ dày đủ để đảm bảo tính bền vững và an toàn trong quá trình sử dụng.

Ở lưới khung thành được gắn vào cột dọc, xà ngang và mặt sân phía sau khung thành. Độ sâu của lưới thường là khoảng 1,2 mét đến 1,5 mét từ xà ngang và cột dọc về phía sau.

Khung thành được đặt ở giữa mỗi đường biên ngang, cách đều hai bên đường biên dọc. Do sân bóng 7 người thường có kích thước nhỏ hơn, nên không có sự phân chia rõ ràng giữa khu vực cấm địa và khu vực cầu môn như trên sân 11 người. Tuy nhiên, một số sân có thể áp dụng một khu vực cấm địa nhỏ tương tự.

Những kích thước này có thể thay đổi nhỏ tùy thuộc vào từng sân bóng cụ thể, nhưng chúng thường tuân theo các quy định và tiêu chuẩn cơ bản để đảm bảo tính thống nhất và an toàn trong các trận đấu.


Kích thước khung thành sân 7 người thường xuất hiện ở các sân cỏ nhân tạo

3.3 Kích thước khung thành sân 5 người

Khung thành bóng đá trên sân 5 người thường có kích thước nhỏ hơn so với các sân đấu lớn hơn và thường không phổ biến so với sân 11 và 7 người. Chiều rộng của sân vào  khoảng 3,66 mét (12 feet) chiều cao 1,83 mét (6 feet) với các cột dọc và xà ngang có độ dày đủ để đảm bảo tính bền vững và an toàn trong quá trình sử dụng, nhưng không có quy định cụ thể.

Lưới được gắn vào cột dọc, xà ngang và mặt sân phía sau khung thành có độ sâu vào khoảng 1 mét đến 1,2 mét từ xà ngang và cột dọc về phía sau.

Vị trí của khung thành được đặt giống với các 7 và 11 khi đặt ở giữa mỗi đường biên ngang, cách đều 2 bên đường dọc.


Kích thước khung thành bóng đá 5 người

4. Quy định an toàn và sử dụng khung thành

Việc chăm sóc các khung thành là khá đơn giản, nhưng đã có những vụ tai nạn thương tâm xảy ra do sử dụng và bảo quản khung thành không đúng cách. Hiện có hướng dẫn từ Liên đoàn Bóng đá Anh (FA) nhằm giảm thiểu nguy cơ từ các khung thành.

Các quy định an toàn mà mọi người cần tuân thủ:

  • Khung thành phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có bất kỳ hư hỏng nào, chẳng hạn như gãy, nứt, hoặc các mối nối lỏng. 
  • Khung thành phải được lắp đặt chắc chắn trên mặt đất hoặc trên sân cỏ nhân tạo. Nếu sử dụng khung thành di động, phải đảm bảo rằng nó được cố định chặt chẽ để tránh lật đổ.
  • Cấm leo lên, đu từ hoặc gắn trọng lượng lên khung thành dưới mọi hình thức.
  • Nếu khung thành có thể di chuyển, sau khi sử dụng không nên để lại ở vị trí ban đầu.
  • Không có tiêu chuẩn BS/CE nào áp dụng cho khung thành gỗ, có rất ít khả năng qua được kiểm tra về ổn định hoặc tải trọng. Nếu sử dụng khung thành gỗ, FA khuyên nên thay thế bằng các khung thành đạt chuẩn UPVC, nhôm hoặc kim loại.
  • Sau khi sử dụng, khung thành di động nên được di chuyển về vị trí bảo quản, tránh để ngoài trời lâu ngày nếu không cần thiết. Lưới khung thành phải được lắp đặt và kiểm tra thường xuyên để tránh các lỗ hổng hoặc tình trạng rách lưới.
  • Sự ổn định của các khung thành có thể bị ảnh hưởng một cách đáng kể bởi các phương pháp lắp đặt kém cũng như điều kiện mặt đất không đủ. Trong trường hợp này, khuyến cáo sử dụng thanh nằm ở phía sau được cố định vào điểm cố định cho các khung thành tự đứng. Sử dụng móc và vòng được đặt vào khối bê tông là cách để đảm bảo điều này không khuyến khích sử dụng đinh, chốt và ốc vít.

Trên đây, là những thông tin về kích thước khung thành hy vọng qua bài viết các bạn có thể hiểu rõ hơn về kích thước chuẩn của khung thành theo quy định, cùng Chảo Lửa TV website trực tiếp bóng đá hàng đầu tại Việt Nam đón xem các trận đấu bóng đá và những tin tức cập nhật mới nhất. 

5. Ảnh hưởng của kích thước khung thành đến chiến thuật và lối chơi

Kích thước khung thành trong bóng đá có ảnh hưởng rất lớn đến chiến thuật và lối chơi của cả hai đội và thủ môn là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Thủ môn cần có kỹ năng và chiến thuật phù hợp với kích thước khung thành. Nếu khung thành lớn hơn, thủ môn cần phản xạ nhanh và khả năng phán đoán tốt hơn để che chắn các góc. Đội bóng có thể sử dụng chiến thuật phòng ngự sâu hơn, đặc biệt khi đối đầu với những đội có lối chơi tấn công mạnh mẽ. Hàng phòng ngự cần tổ chức tốt để giảm thiểu khoảng trống và bảo vệ khu vực cấm địa.

Với khung thành lớn, các cầu thủ tấn công có thể tận dụng khoảng trống để tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn hơn. Các cầu thủ chạy cánh và tiền đạo cần linh hoạt và chính xác trong việc di chuyển và dứt điểm.

Khung thành lớn có thể thúc đẩy tốc độ trận đấu khi các đội bóng tập trung vào việc tấn công và ghi bàn nhiều hơn. Điều này yêu cầu các cầu thủ có thể lực tốt và khả năng di chuyển nhanh. Kích thước khung thành có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các cầu thủ, đặc biệt là thủ môn. Khung thành lớn hơn có thể tạo áp lực lớn hơn đối với thủ môn, trong khi khung thành nhỏ hơn có thể giúp họ tự tin hơn. 

Bình luận