Tham gia Na99 Top App

Liên hệ QC : [email protected]

Tìm hiểu về Crystal Palace - Niềm tự hào của CĐV phía Nam thành London

Ngày đăng: 20/05/2024

Crystal Palace không có danh tiếng như những đội bóng cùng thành phố như Chelsea hay Arsenal. Trong lịch sử gần 120 năm họ cũng không đạt được nhiều danh hiệu. Tuy vậy, mỗi khi nhắc đến “Những chú đại bàng”, họ luôn được các CĐV yêu bóng đá yêu mến và dành sự kính trọng nhất định. Vì sao vậy? Hôm nay hãy cùng Chảo Lửa TV, website trực tuyến các trận đấu bóng đá tìm hiểu nhé!

1. Lịch sử hình thành câu lạc bộ

1.1 Thời kỳ sơ khai

Câu lạc bộ bóng đá Crystal Palace được thành lập vào ngày 10 tháng 9 năm 1905 dưới sự bảo trợ của cựu giám đốc CLB Aston Villa Edmund Goodman. Sau khi thành lập, CLB đã nộp đơn xin tham gia Liên đoàn bóng đá Anh, nhưng bị từ chối và thay vào đó họ phải tham gia Giải hạng hai Liên đoàn miền Nam ở mùa giải 1905/06. Crystal Palace Palace gặt hái thành công trong mùa giải đầu tiên khi thăng hạng lên Southern League First Division, đăng quang với tư cách là nhà vô địch. 

Crystal Palace vẫn tham gia Southern League cho đến năm 1914, trận đấu ấn tượng nhất của họ là chiến thắng gây sốc ở Vòng 1 năm 1907 trước Newcastle United tại FA Cup. Tuy vậy, Chiến tranh thế giới thứ nhất dẫn đến việc Bộ Hải quân phải trưng dụng toà nhà của CLB cùng SVĐ, CLB buộc phải rời đi và họ chuyển đến sân nhà của West Norwood FC gần đó tại Herne Hill Velodrome. 

Cầu thủ và ban huấn luyện Crystal Palace mùa giải 1905/1906

1.2. Thời kỳ 1920 - 1958

Crystal Palace vô địch Giải hạng Ba và được thăng hạng lên Giải hạng hai vào năm 1921. Đội bóng có biệt danh “Những chú đại bàng” sau đó chuyển đến sân vận động mới Selhurst Park vào năm 1924, nơi câu lạc bộ vẫn chơi các trận sân nhà cho đến ngày nay. 

Trận đấu mở màn tại Selhurst Park là trận gặp The Wednesday, Palace thua 0–1 trong trận đấu có sự theo dõi của  25.000 khán giả. Trước Thế chiến thứ hai, Crystal Palace đã nỗ lực rất nhiều trong việc thăng hạng, chủ yếu đứng ở nửa trên của bảng và ba lần về nhì. Trong những năm chiến tranh, Liên đoàn bóng đá Anh không thể hoạt động, và sau chiến tranh, Palace cũng thi đấu không thực sự tốt. Họ chủ yếu nằm trong nhóm trụ hạng 3 đến 4 mùa liên tiếp, thời điểm này CLB cũng sở hữu một đội hình tầm trung nên việc thăng hạng rất khó.

1.3. Thời kỳ 1958 - 1973

Câu lạc bộ vẫn ở Giải hạng Ba miền Nam cho đến cuối mùa giải 1957/58. Chủ tịch Palace Arthur Wait đã bổ nhiệm cựu huấn luyện viên Tottenham Arthur Rowe vào tháng 4 năm 1960, và lối chơi đầy cống hiến và đẹp mắt của ông mang lại giúp Arthur nhận được nhiều sự ủng hộ của CĐV Crystal Palace. Mùa giải 1960/61, Crystal ​​Palace thăng hạng và họ đã có trận đấu rất đáng chú ý vào năm 1962 khi chạm trán đội bóng vĩ đại Real Madrid. Đây là lần đầu tiên gã khổng lồ Tây Ban Nha đến London thi đấu, trong thời điểm chỉ còn hai tuần nữa là họ sẽ gặp Benfica trong trận chung kết Cúp C1 châu Âu. Dù Crystal Palace thua 3-4 trước “Kền kền trắng” nhưng giới mộ điệu đã bắt đầu để ý đội bóng này hơn. Mặc dù Rowe từ chức vì lý do sức khỏe vào cuối năm 1962, nhưng việc thăng hạng đã chứng tỏ một bước ngoặt trong lịch sử câu lạc bộ. Dick Graham và sau đó là Bert Head đã hướng dẫn Crystal Palace thăng hạng liên tiếp vào các năm 1963/64 và 1968/69, đưa câu lạc bộ từ Giải hạng Hai lên Giải hạng Nhất.

Crystal Palace đá giao hữu với Real Madrid vào năm 1962

Crystal Palace vẫn chơi tại First Division từ năm 1969 cho đến năm 1973 và đạt được một số kết quả đáng nhớ, ấn nhất là chiến thắng 5–0 trên sân nhà trước Manchester United trong mùa giải 1972/73. Arthur Wait từ chức chủ tịch trong mùa giải đó và được thay thế bởi Raymond Bloye, người đã bổ nhiệm Malcolm Allison làm giám đốc vào tháng 3 năm 1973. Tuy vậy, cũng ở mùa giải đó, những xáo trộn bộ máy lãnh đạo khiến CLB bị xuống hạng. 

1.4. Thời kỳ 1973 - 1993

Dưới sự quản lý của Raymond Bloye, Crystal Palace thậm chí còn chơi tệ hơn nữa và phải xuống chơi ở Giải hạng ba ở mùa giải 1974/1975. HLV Robert Allison từ chức vào cuối mùa giải đó, và dưới sự dẫn dắt của HLV kế nhiệm Terry Venables, ông đã đưa “Những chú đại bàng” trở lại Giải hạng nhất chỉ sau 2 năm cầm quân. 

Tuy nhiên, những khó khăn tài chính mà câu lạc bộ gặp phải đã khiến Crystal Palace, họ liên tục ngụp lặn ở nhóm dưới BXH nhiều năm liên tiếp. Để rồi ở mùa giải 1980/81, đội bóng áo sọc xanh đỏ phải chấp nhận xuống hạng sau một năm thi đấu bết bát. 

Vào ngày 4 tháng 6 năm 1984, cựu cầu thủ Manchester United và đội tuyển Anh Steve Coppell được bổ nhiệm làm HLV và ông đã xây dựng lại câu lạc bộ một cách ổn định trong vài năm tiếp theo, chính lối chơi thuyết phục đã giúp Crystal Palace giành tấm vé thăng hạng. Ở mùa giải 1990/91, họ chơi cực kỳ thăng hoa ở Giải hạng nhất Anh, thậm chí đoàn quân của Coppell còn cán đích ở vị trí thứ ba chỉ sau Arsenal Liverpool, đây vẫn là thành tích ấn tượng nhất của Crystal Palace trong lịch sử CLB cho đến thời điểm hiện tại. 

Crystal Palace giành chiến thắng 4-3 trước Liverpool trong trận Bán kết FA Cup 1992/93

Trong mùa giải tiếp theo, tiền đạo ngôi sao Ian Wright rời câu lạc bộ để gia nhập Arsenal. Crystal Palace đứng thứ mười và trở thành thành viên sáng lập của Premier League mới vào năm 1992/93.

Những khó khăn về tài chính khiến Crystal Palace sau đó bán tiền đạo chủ lực Mark Bright cho Sheffield Wednesday. “Đại bàng” cuối cùng đã phải xuống hạng với tổng số 49 điểm, đây vẫn là kỷ lục Premier League về số điểm cao nhất đối với một câu lạc bộ đã xuống hạng. Coppell từ chức và Alan Smith, trợ lý của ông tại câu lạc bộ tiếp quản chiếc ghế nóng. 

1.5. Thời kỳ 1993 - 2010

Mùa giải đầu tiên của Alan Smith trên cương vị huấn luyện viên, ông đã giúp Crystal ​​Palace giành chức vô địch giải hạng Nhất và giành quyền thăng hạng trở lại Premier League. Tuy vậy, đẳng cấp thua thiệt khiến họ xuống hạng chỉ sau một năm giành quyền lên chơi ở giải bóng đá cao nhất nước Anh. Mùa giải tiếp theo, Coppell đảm nhận vị trí huấn luyện viên đội một khi Bassett rời đến Nottingham Forest vào đầu năm 1997. Câu lạc bộ đã lọt vào vòng play-off trong năm thứ hai liên tiếp và lần này đã giành được suất thăng hạng trở lại Premier League, khi họ đánh bại Sheffield United 1–0 trong trận chung kết tại Wembley. Đây là quãng thời gian cực kỳ xáo trộn với đội chủ sân Selhurst Park khi họ lại trình diễn bộ mặt bạc nhược để xuống hạng vào mùa giải 1997/98.

Sau quãng thời gian thi đấu chật vật tại Championship, Crystal ​​Palace lâm vào cảnh nợ nần dẫn tới phá sản. Vào cuối mùa giải 2010, một tập đoàn đã đàm phán thành công việc mua câu lạc bộ. Tập đoàn được lãnh đạo bởi Steve Parish, bên cạnh những người cộng sự Stephen Browett, Jeremy Hosking và Martin Long. 

1.6. Thời kỳ 2010 - nay

Vào tháng 11 năm 2012, Ian Holloway tiếp quản băng ghế huấn luyện của Crystal Palace. Ông dẫn dắt câu lạc bộ trở lại Premier League sau 8 năm vắng bóng bằng cách đánh bại Watford 1–0 trong trận chung kết play-off Championship tại sân Wembley. Sau đó, cựu cầu thủ Crystal Palace Alan Pardew thế chỗ ông vào tháng 1/2015. Trong mùa giải đầu tiên của mình, Pardew đã dẫn dắt câu lạc bộ đến trận chung kết FA Cup 2016, lần đầu tiên của họ trong 26 năm. Crystal Palace gặp Manchester United, đội mà họ đã thua trong trận chung kết năm 1990, và “Những chú đại bàng” lại phải nếm trải nỗi đau khi thua 1-2 sau hiệp phụ. Vào tháng 12 năm 2016, Pardew bị sa thải và thay thế bởi Sam Allardyce, người đã giúp CLB trụ hạng ở Premier League, nhưng bất ngờ từ chức vào cuối mùa giải.

Wilfried Zaha là một trong những CLB nổi tiếng nhất trong lịch sử Crystal Palace

Vào ngày 26 tháng 6 năm 2017, Crystal Palace đã bổ nhiệm Frank de Boer làm huấn luyện viên nước ngoài đầu tiên của họ. Ông bị sa thải chỉ sau 77 ngày nắm quyền, khi câu lạc bộ đã thua 4 trận đầu tiên vào đầu mùa giải 2017/18 trong khi không ghi được bàn nào. Cựu huấn luyện viên đội tuyển Anh Roy Hodgson được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của câu lạc bộ vào ngày hôm sau. Palace kết thúc ở vị trí thứ 11 tại Premier League trong mùa giải đầu tiên của Hodgson, thứ 12 ở mùa giải 2018–19 và thứ 14 ở mùa giải tiếp theo.

Vào ngày 18 tháng 5 năm 2021, câu lạc bộ thông báo Hodgson sẽ rời đi vào cuối mùa giải 2020/21, khi hết hạn hợp đồng, sau khi cán đích ở vị trí thứ 14 liên tiếp trong mùa giải cuối cùng của anh ấy tại câu lạc bộ. Vào ngày 4 tháng 7 năm 2021, Palace bổ nhiệm cựu đội trưởng Arsenal Patrick Vieira làm huấn luyện viên mới của họ theo hợp đồng ba năm. Mặc dù đã dẫn dắt câu lạc bộ lọt vào bán kết FA Cup và cán đích ở vị trí thứ 12 trong mùa giải đầu tiên, Vieira đã bị sa thải vào mùa giải tiếp theo vào ngày 17 tháng 3 năm 2023, sau chuỗi 12 trận không thắng khiến câu lạc bộ chỉ cách khu vực xuống hạng 3 điểm.

2. Chủ sở hữu câu lạc bộ

Dưới đây là một số thông tin về chủ sở hữu của câu lạc bộ qua các thời kỳ khác nhau:

  • Thời kỳ thành lập và ban đầu: Crystal Palace FC được thành lập vào năm 1905. Trong giai đoạn đầu tiên của câu lạc bộ, chủ sở hữu thường là những người đam mê bóng đá trong cộng đồng địa phương, và quản lý của câu lạc bộ thường được đảm nhận bởi một hội đồng hoặc một nhóm quản lý nho nhỏ. Sự ủng hộ và đóng góp của họ có thể là yếu tố quyết định cho sự tồn tại ban đầu của câu lạc bộ.
  • Thời kỳ ủng hộ từ gia đình Longhurst (1930 - 1973): Gia đình Longhurst, đặc biệt là chủ sở hữu Arthur Wait và Sidney Bourne, đã chơi một vai trò quan trọng trong việc phát triển câu lạc bộ từ thập kỷ 1930 đến 1973. Họ đã đầu tư mạnh mẽ vào câu lạc bộ và cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho việc xây dựng Selhurst Park. Gia đình Longhurst đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển câu lạc bộ, đặc biệt là với việc xây dựng Selhurst Park. Sự đầu tư và cam kết của họ đã giúp nâng cao vị thế và cơ sở hạ tầng của câu lạc bộ.
  • Thời kỳ chuyển giao sở hữu và tài trợ: Từ những năm 1970 đến nay, Crystal Palace đã trải qua nhiều thay đổi về chủ sở hữu. Các nhà đầu tư và các doanh nhân đã tham gia vào việc mua lại câu lạc bộ và cung cấp nguồn tài chính. Một số chủ sở hữu nổi tiếng của Crystal Palace trong những năm gần đây bao gồm Simon Jordan và Steve Parish. 
  • Steve Parish cùng các cộng sự : Hiện tại, Crystal Palace được Steve Parish và các đối tác sở hữu. Steve Parish, cùng với Jeremy Hosking, Martin Long và Stephen Browett, mua lại câu lạc bộ từ năm 2010. Steve Parish đóng vai trò là chủ tịch của câu lạc bộ và đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và phát triển Crystal Palace. Sự lãnh đạo và quyết định của chủ tịch và ban điều hành có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của câu lạc bộ, từ chính sách chi tiêu đến lựa chọn huấn luyện viên và cầu thủ.

3. Sân vận động

Dù Crystal Palace thành lập năm 1905 nhưng đến tận năm 1919 Selhurst Park mới được khánh thành khi nước Anh hoà bình sau chiến tranh thế giới I.

SVĐ Selhurst Park thời điểm hiện tại

Kiến trúc sư nổi tiếng Archibald Leitch đã hoàn thành đúng thời hạn bàn giao Selhurst Park đúng thời hạn cho mùa giải 1924/25. Đến năm 1969, khán đài Arthur Wait được xây dựng. Vào đầu những năm 1980, khu vực Whitehorse Lane End trong SVĐ được tái phát triển để xây dựng siêu thị Sainsbury, văn phòng câu lạc bộ và cửa hàng câu lạc bộ. Khán đài Arthur Wait trở thành khán đài toàn chỗ ngồi vào năm 1990, và vào năm 1994, khán đài Holmesdale Terrace được thay thế bằng khán đài hai tầng mới. Kỷ lục về số lượng CĐV ở Selhurst Park là vào năm 1979, với tổng số 51.482 người. Vào năm 2011, các đề xuất đã được đưa ra để chuyển câu lạc bộ trở lại sân nhà ban đầu của họ tại Sân vận động Quốc gia Crystal Palace, nhưng sau khi câu lạc bộ được thăng hạng lên Premier League vào năm 2013, họ đã tập trung vào việc tái phát triển Selhurst Park thành một sân vận động 40.000 chỗ ngồi.

4. Cổ động viên

Crystal Palace có lượng người hâm mộ chủ yếu đến từ khu vực địa phương, bao gồm Nam London, quận Kent và quận Surrey. CĐV Crystal Palace là hội sản xuất số lượng tạp chí riêng cho CLB nhiều nhất ở nước Anh. Tờ “Eagle Eye”, có số người đọc nhiều nhất, được ra mắt vào năm 1987. Bên cạnh đó, ba tờ “The Eastern Eagles”, “So Glad You're Mine” và “One More Point” cũng được xuất bản bởi người hâm mộ vào những năm 1990.


Khán đài CĐV Crystal Palace trong trận Chung kết FA Cup 2016 với Manchester United

Bởi vì Crystal Palace nằm ở thành phố London nên số lượng fan của đội bóng có phần hạn chế so với những ông lớn như Chelsea hay Arsenal. Vì vậy, người hâm mộ CLB rất được coi trọng. Hằng năm CLB sẽ tổ chức những cuộc “trưng cầu dân ý” CĐV cho việc sẽ mua sắm những cầu thủ nào, mẫu áo thi đấu có phù hợp hay không, hoặc thay đổi giá vé sao cho phù hợp.

5. Huy hiệu và màu áo truyền thống

5.1 Huy hiệu CLB

Huy hiệu Crystal Palace có một chú đại bàng, vì vậy biệt danh của câu lạc bộ cũng là "Những chú đại bàng", logo lấy cảm hứng từ câu lạc bộ Benfica của Bồ Đào Nha. Vào tháng 6 năm 2022, câu lạc bộ đã thay đổi năm thành lập từ 1905 thành 1861, phản ánh thời điểm Câu lạc bộ bóng đá Crystal Palace ban đầu được thành lập khi còn là một đội nghiệp dư.

Đại bàng Kayla - Biểu tượng của Crystal Palace

Từ giữa năm 2010 đến năm 2020, câu lạc bộ đã sử dụng một con đại bàng đầu trắng của Mỹ, được gọi là Kayla, làm linh vật của câu lạc bộ, con chim sẽ bay từ đầu này đến đầu kia của sân vận động trong mỗi trận đấu trên sân nhà. Rất đáng tiếc, do tuổi thọ loài chim, Kaylao chết vào tháng 6 năm 2020.

5.2 Màu áo truyền thống

Bộ trang phục đầu tiên của CLB nghiệp dư Crystal Palace vào năm 1861 có hai nửa màu xanh nhạt và trắng. Khi câu lạc bộ Crystal Palace chuyên nghiệp được thành lập vào năm 1905, sự lựa chọn màu sắc ban đầu của họ là màu đỏ tía và áo sơ mi xanh kết hợp với quần đùi trắng và tất cũng màu đỏ tía. Cho đến năm 1938, họ quyết định sử dụng áo sơ mi trắng và quần đùi đen. Crystal Palace quay trở lại mặc trang phục với màu xanh lam và đỏ tía từ năm 1949 đến năm 1954, nhưng vào năm 1955, câu lạc bộ chuyển sang màu trắng và đen, sử dụng đường viền áo màu xanh lam.

Có nhiều biến thể về trang phục thi đấu cho đến năm 1963, khi câu lạc bộ sử dụng áo đấu màu vàng làm màu sân nhà. Năm 1964, câu lạc bộ đổi sang trang phục toàn màu trắng giống với Real Madrid. Câu lạc bộ tiếp tục với các biến thể cho đến khi Malcolm Allison đến làm huấn luyện viên vào năm 1973. Allison đã đại tu hình ảnh của câu lạc bộ, sử dụng các sọc dọc màu đỏ và xanh lam cho màu sắc và trang phục thi đấu, lấy cảm hứng từ FC Barcelona. Kể từ đó, Crystal Palace đã thi đấu với các biến thể của màu đỏ và xanh lam, ngoại trừ mùa giải kỷ niệm 100 năm năm 2005, họ đã mặc một phiên bản của bộ quần áo bóng đá màu đỏ và trắng giống như mùa giải 1972.


Trang phục thi đấu của Crystal Palace mùa giải 2023/24

6. Các nhà tài trợ

Crystal Palace có một số đối tác tài trợ chính thức và đối tác quảng cáo mà câu lạc bộ đã công bố. Dưới đây là một số đối tác tài trợ và đối tác quảng cáo nổi bật của Crystal Palace:

  • W88: W88 là một nhà cái trực tuyến có trụ sở tại Châu Á, đã ký hợp đồng tài trợ với Crystal Palace từ năm 2018. Hợp đồng này đã giúp W88 tăng cường hiện diện thương hiệu của mình trên áo đấu và sân vận động của câu lạc bộ.
  • Etoro: Etoro là một sàn giao dịch tài chính trực tuyến, đã ký hợp đồng tài trợ với Crystal Palace vào năm 2018. Hợp đồng này đã tạo điều kiện cho Etoro quảng cáo và tăng cường thương hiệu của mình thông qua các kênh quảng cáo của câu lạc bộ.
  • Umbro: Umbro là một nhãn hiệu thể thao nổi tiếng, đã ký hợp đồng để trở thành nhà sản xuất áo đấu chính thức của Crystal Palace từ năm 2018. Hợp đồng này giúp tạo ra các bộ trang phục chính thức và sản phẩm thể thao mang thương hiệu Crystal Palace.
  • ManBetX: ManBetX là một nhà cái trực tuyến, đã ký hợp đồng tài trợ với Crystal Palace vào năm 2017. Hợp đồng này đã giúp tăng cường nguồn tài chính cho câu lạc bộ và tạo điều kiện cho ManBetX quảng cáo trên áo đấu và sân vận động của Crystal Palace.

7. Đội bóng kình địch

Millwall hay Charlton Athletic là những CLB đến từ Nam London, do đó họ có thể coi là đội kình địch với Crystal Palace. Bên cạnh đó, họ còn có mối quan hệ cạnh tranh lâu dài và khốc liệt với Brighton & Hove Albion, sự cạnh tranh giữa hai CLB phát triển sau khi Crystal Palace xuống hạng Ba năm 1974, đạt đến đỉnh cao khi hai đội hòa nhau ở vòng đầu tiên của Cúp FA 1976/77. Trận đấu trải qua hai trận đá lại, nhưng trận đấu lại thứ hai kết thúc trong tranh cãi sau sau một quyết định không có lợi của trọng tài giành cho “Những chú đại bàng”. Từ đó, CĐV hai đội liên tục gây gấn mỗi khi đụng độ nhau.

8. Những danh hiệu Crystal Palace đạt được

Giải VĐQG

Second Division / First Division / Championship (hạng 2)

Vô địch: 1978–79, 1993–94

Á quân: 1968–69

Third Division / Third Division South (hạng 3)

Vô địch: 1920–21

Á quân: 1928–29, 1930–31, 1938–39, 1963–64

Giải Cup

FA Cup

Á quân: 1989–90, 2015–16

9. Các giải đấu tham dự ở mùa giải hiện tại

Premier League: Việc thể hiện phong độ nghèo nàn tại Premier League, Crystal Palace đã rơi xuống nhóm đèn đỏ đối mặt nguy cơ xuống hạng. HLV Roy Hodgson lập tức bị sa thải, HLV Oliver Glasner lên thay. Hiệu ứng HLV lập tức phát huy kết quả khi Palace giành chiến thắng 3-0 trước Burnley, bước ngoặt của mùa giải đến từ trận thắng trên sân Anfield trước Liverpool và chính thức trụ hạng thành công. Việc thi đấu với tâm lý thoải mái, đoàn quân của Glasner càng chơi càng hay và họ liên tiếp giành những chiến thắng đầy ấn tượng trong đó có chiến thắng 4-0 trước Manchester United, 2-0 trước Newcastle, 5-2 trước West Ham và trong trận đấu cuối của mùa giải họ đánh bại Aston Villa với tỉ số 5-0 và cán đích ở vị trí thứ 10 với 49 điểm có được và cũng là thành tích tốt nhất trong chục năm trở lại đây.

Fa Cup: Tham dự giải đấu từ vòng 3 giống như các đội ở Ngoại Hạng Anh khác, Crystal Palace đối đầu với Everton. Mặc dù chơi hơn người từ phút 79, nhưng Palace không thể khoan thủng mảnh lưới của Pickford và phải thi đấu lại khi hòa 0-0. Ở trận đấu lại trên sân Everton, Palace đã phải nhận thất bại 0-1 và dừng bước ngay tại vòng 3.

EFL Cup: Thi đấu từ vòng 2, Palace chỉ gặp một Plymouth thi đấu tại hạng Nhất, đoàn quân của Roy Hodgson dễ dàng giành chiến thắng với tỉ số 4-2 và tiến vào vòng 3 gặp Manchester United. Ở vòng đấu này, Roy Hodgson chỉ tung đội hình dự bị và chấp nhận dừng bước tại vòng 3 khi thua Man Utd với tỉ số 0-3.

​Để xem trực tiếp các trận thi đấu bóng đá của Crystal Palace các bạn có thể đón xem trên Chảo lửa TV, website trực tiếp bóng đá nhanh nhất Việt Nam.

Bình luận